Gieo - c sn Lt thun t nhin

Loading

Gieo - Đặc sản Đà Lạt thuần tự nhiên

KHÔNG GIAN SỐNG ĐÓN MÙA NOEL 2024 CHO MÁI ẤM NHỎ

top khong gian song don mua noel 2024 cho mai am nho 35563 9

Cùng với không khí se lạnh của mùa cuối năm đang đến gần, gió đông đang đổ về, mùa Noel lại đến thăm chúng ta một lần nữa. Chắc chắn rằng bạn đang tìm kiếm cách để biến ngôi nhà của mình trở nên sôi động và rạng ngời, đồng thời vẫn giữ được sự ấm áp và tinh tế cho tổ ấm nhỏ bé của bạn trong mùa lễ Giáng Sinh sắp tới.

Đừng bỏ lỡ cơ hội này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số ý tưởng để tạo ra không gian sống trong mùa Noel thật thiêng liêng và ý nghĩa. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tận dụng mọi đồ dùng và góc trống trong nhà để biến chúng thành nơi chào đón mùa Noel một cách tiết kiệm nhất.

GIÚP MÙA LỄ NOEL TRỞ LÊN Ý NGHĨA!

Mỗi mùa lễ hội đều đem đến những biểu tượng riêng biệt, và mùa Giáng sinh cũng không ngoại lệ. Một biểu tượng đặc trưng và đầy ý nghĩa của Giáng sinh là cây thông. Cây thông này mang trong mình nhiều ý nghĩa, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu, sự mạnh mẽ, và khả năng vượt qua mọi khó khăn, nở rộ như chính cây thông. Hơn nữa, nó còn mang giá trị tâm linh, mang lại sự bình an và ấm áp cho gia đình.

Hãy tận dụng các không gian trống trong ngôi nhà của bạn, đặc biệt là nơi bạn có thể tổ chức các bữa tiệc Noel và trang trí cây thông. Điều quan trọng là nên đặt cây thông tại phòng khách, nơi gia đình thường tụ tập, sinh hoạt và vui chơi.

Không nhất thiết phải có một cây thông cỡ lớn để tạo nên không gian ấm áp cho mùa Noel. Một cây thông Noel có chiều cao từ 90cm đến 120cm cũng có thể đủ để tạo ra một không gian sống ý nghĩa cho cả gia đình.

Ngoài những cây thông thật với màu xanh tươi sắc, có nhiều lựa chọn cây thông nhân tạo theo phong cách mới để làm mới và sáng tạo. Tùy thuộc vào sở thích riêng của gia đình, bạn có thể lựa chọn cây thông phù hợp với ngôi nhà của mình.

Khi bạn đã có một cây thông, có lẽ bạn muốn biến nó thành một tác phẩm trang trí tuyệt đẹp, phải không? Hãy trang trí cây thông của bạn thật tinh tế và đáng yêu!

Các vật trang trí cho cây thông Noel luôn là điểm đặc biệt và không bao giờ lỗi mốt. Bạn có thể tận dụng những đồ vật có sẵn trong gia đình, chẳng hạn như dây đèn nháy, băng, hộp quà, tất chân, và nhiều thứ khác.

Để tạo nên một diện mạo mới cho cây thông, bạn có thể thêm một ngôi sao lớn lên đỉnh của nó, treo các hình gỗ như ông già Noel, tuyết rơi, chữ cái, dây kim tuyến, nơ… trên các cành cây. Nếu bạn trải thêm một lớp bông trắng dưới gốc cây, bạn sẽ tạo ra một không gian sống trong mùa Noel thêm phần thơ mộng và đẹp đẽ.

Nhấn nhá thêm cho cây thông bằng những hộp quà gấp giấy với size to bự đặt chúng xen kẽ, dưới gốc cây noel.

Trang trí noel cho mùa giáng sinh 2019
vòng noel
trang trí Noel phòng khách
 trang tri noel
trang trí Noel phòng khách

Chúng ta luôn tin rằng có một ông già Noel biết về những ước mơ của chúng ta và sẽ đến trao quà vào đêm Noel, thường để quà trong những đôi tất. Vì vậy, ai cũng muốn treo nhiều đôi tất ở nơi này.

Hãy làm cho những đôi tất của bạn trở nên phô trương hơn bằng cách sử dụng bông hoặc các mẩu vải để tạo cho chúng một diện mạo đáng yêu hơn. Bạn có thể sử dụng các đôi tất đa màu để tạo một không gian Noel rực rỡ. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đôi tất trắng để tự tay vẽ lên những hình vẽ yêu thích.

tất noel
trang trí Noel phòng khách
trang trí Noel phòng khách
trang trí cau thang

Mỗi gia đình thường có những thiết kế không gian đón Noel riêng biệt. Bài viết trên đây mang tính chất gợi ý về cách trang trí cho ngôi nhà của bạn để tạo không khí Noel đầy ấm áp và phù hợp với phong cách ngôi nhà bạn .!

Tổng quan về mùa hoa dã quỳ Đà Lạt

Dã quỳ là loài hoa có nét đẹp hoang dại, xuất hiện chủ yếu ở vùng miền núi Tây Nguyên hoặc vài tỉnh miền núi Tây Bắc. Vài năm gần đây, mùa hoa dã quỳ Đà Lạt đã trở thành biểu tượng đặc trưng của “tiểu Paris” thu nhỏ, được nhắc đến trong cẩm nang du lịch dành cho du khách. 

Ngắm hoa dã quỳ là một trải nghiệm đầy thú vị. Bạn có thể tận hưởng sắc trời vàng rực rỡ trải dài khắp cao nguyên, cùng với cảnh trời mây mênh mông của Đà Lạt tạo nên khung cảnh vô cùng lung linh và đẹp mắt, khiến cho những ai đã từng đến đây một lần đều trở nên lưu luyến, nhớ mãi không quên. 

Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt - Sắc vàng hoang dại chốn cao nguyên 2

Hoa dã quỳ không phải là một loài hoa mang ý nghĩa cao siêu, hay mang vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa. Mà đây là loài hoa chỉ mọc dại ven đường, hoang dại và tự do.

Nên ngắm mùa hoa dã quỳ Đà Lạt vào tháng mấy là câu hỏi được rất nhiều “tín đồ du lịch” quan tâm. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoa dã quỳ thì hãy đến với Đà Lạt vào tháng 10. Đầu tháng 10, khi cơn gió mùa thu làm rung động tán thông già, mặt hồ trở nên phẳng lặng và yên ắng là thời điểm hoa dã quỳ bắt đầu chớm nở, bung cách đều nhất, dày nhất tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, sắc vàng tươi sáng như bao trùm cảnh vật xung quanh.

Ngoài ra, du lịch Đà Lạt vào tháng 10, bạn có thể tận hưởng không khí se lạnh vùng núi cao, thỏa thích chụp ảnh với gia đình và bạn bè. Đây cũng là thời gian cao điểm, thu hút rất nhiều du khách đến nghỉ dưỡng thư giãn, tạo nên một không khí nhộn nhịp, tựa như lễ hội dành riêng cho hoa dã quỳ Đà Lạt.

Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt - Sắc vàng hoang dại chốn cao nguyên 3

Đầu tháng 10, khi những cơn gió mùa thu làm lay động tán thông già, mặt hồ vì thế mà cũng thôi phẳng lặng, yên ắng thì đây cũng là lúc mà hoa dã quỳ bắt đầu chớm nở.

Khung giờ ngắm hoa lý tưởng nhất là khoảng 9-10h sáng. Lúc này, những mảng sương mù cuối cùng cũng đã tan biến, để lại trên nhành dã quỳ những giọt nước tựa như những viên pha lê. Những vệt nắng buổi sớm mai chiếu vào làm cho vẻ đẹp của dã quỳ thêm phần lung linh, huyền ảo. 

Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt - Sắc vàng hoang dại chốn cao nguyên 4

Nên lên sẵn kế hoạch check-in và những cung đường cần ghé qua để tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, còn có một thời điểm cho bạn thỏa sức ngắm hoa dã quỳ là khoảng 3h – 5h chiều. Không khí thanh vắng lúc này cho cảm giác thoáng buồn, vương vấn, tựa như chỉ còn bản thân với thiên nhiên núi đồi. Vẻ đẹp của hoa dã quỳ tựa ánh nắng cuối cùng len lỏi qua rừng thông, qua cỏ cây ven đường. Sau khi ngắm hoa, du khách có thể trở về bằng cung đường lãng mạn, tuyệt đẹp buổi hoàng hôn. Tưởng tượng thôi cũng đã cảm thấy háo hức muốn được trải nghiệm

Vườn hồng bên căn nhà gỗ và dòng suối tại Dran

Thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim. Nếu là người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Posted bybachlocOctober 15, 2020

vườn hồng Dran

Không xinh đẹp nổi bật như Đà Lạt hay thơ mộng kiểu B’Lao, D’ran còn chút hoang sơ của núi đồi với những căn nhà gỗ thông xưa cũ, những vườn hồng mộng mơ và làn gió lành lạnh mang đến cảm giác yên bình, nhẹ nhàng cho lữ khách ghé qua.

Thăm căn nhà gỗ giữa vườn hồng, bên cạnh con suối

Đến D’ran, hãy thử vào những ngôi nhà gỗ nằm giữa rừng thông kế bên dòng suối để thả mình giữa sự tĩnh lặng yên bình của gió, của thông và khí trời lành lạnh của xứ cao nguyên.  

“Ngôi nhà này 50 năm rồi”, người chủ nhà mà tôi có dịp ghé thăm tại D’ran, nói. Ông thư thả nhâm nhi chén trà trong tay, xung quanh là tiếng chim bạc má đang huýt gió trong những chiếc lồng mây. Phía trước mặt, một khu vườn với nhiều loại cây, hoa lan, cây chanh, cây tắc, đặc biệt là vườn cà phê xen canh với vườn hồng đang trổ hoa đợi mùa ra trái. Nơi đây đem đến sự bình yên, hoài cổ và man mác buồn, đủ để khơi dậy cảm hứng cho những tâm hồn xao động. Một khung cảnh nên thơ giữa rẫy rừng đúng nghĩa khiến tôi nao lòng khi lần đầu đặt chân đến đây.

Căn nhà gỗ giữa vườn hồng

Cách đó vài bước chân là vườn hồng, với những cành hồng trụi lá, nặng trĩu những quả hồng đỏ tươi mọng nước. Gần đó, tiếng róc rách của con suối đổ từ thượng nguồn, vào mùa nước nhiều chỉ cần dùng rỗ vớt thôi đã có đủ tôm, cá cho một bữa ăn “hoành tráng”.

Người dân D’ran sống chủ yếu bằng nghề trồng hồng, và những sản vật nông nghiệp đặc trưng của xứ lạnh như su su, cà chua, đậu đũa. Nếu có dịp, hãy thử trải nghiệm xin ở nhờ nhà một người dân địa phương tại đây, bạn sẽ bất ngờ trước sự hiếu khách của họ

Nơi dành cho những kẻ thích khám phá

Bạn có thể đến thị trấn Dran bằng nhiều cách. Nếu ở Đà Lạt có thể đến đây bằng đường bộ theo hướng về Trại Mát, Cầu Đất và vượt đèo D’ran. Đây là cung đường đẹp bậc nhất vùng ngoại ô Đà Lạt. Từ trên đèo, bạn sẽ có được cái nhìn toàn cảnh thị trấn và hồ Đa Nhim – một sự kết hợp tuyệt vời giữa non xanh, nước biếc và mây trời tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình.

Nếu thích khám phá và thử một chút cảm giác phiêu lưu, đừng quên ghé qua con đường hầm đầy ‘ma mị’ nằm ngay bên một con đường giữa đèo D’ran khi đi từ hướng Đà Lạt lên. Đó chính là con đường hầm xuyên núi của tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt xưa. Đường hầm này có chiều dài gần 100 mét, ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển.

Đường hầm xe lửa

Từ TP Phan Rang bạn có thể đi xe máy theo hướng đèo Ngoạn Mục, đồng thời chiêm ngưỡng những cảnh sắc đúng như cái tên của nó. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Xông Pha nằm sát với thị trấn D’ran, đây là con đèo đẹp đã đi vào thơ ca của Việt Nam, quanh co, uốn lượn như một bức tranh.

Nếu từ TP HCM, bạn có thể đi xe máy hay xe khách theo hướng quốc lộ 20 rồi tới ngã ba Finom thì rẻ phải. Bạn có thể đi máy bay đến sân bay Liên Khương và bắt taxi về D’ran.

Review đồi cỏ hồng Đà Lạt: Đường đi và Kinh nghiệm đi đồi cỏ hồng

Đã từ lâu, thành phố mộng mơ Đà Lạt được ví như thành phố của du lịch. Bởi không những được thiên nhiên ưu ái ban tặng nền khí hậu ôn hòa quanh năm, nơi này còn ghi điểm với nhiều phong cảnh non nước hữu tình. Một trong số đó phải kể đến chính là đồi cỏ hồng.

Đồi cỏ hồng và đồi cỏ tuyết là gì?

Đồi cỏ hồng và đồi cỏ tuyết đều là tên gọi để chỉ một loại cỏ nhỏ mọc ở cùng 1 địa điểm. Vậy, tại sao lại sử dụng 2 cái tên khác nhau như vậy. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay ở bên dưới đây:

Đồi cỏ tuyết

Nếu muốn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp “độc nhất vô nhị” của đồi cỏ tuyết, du khách cần phải sắp xếp thời gian di chuyển đến địa điểm mà loại cỏ này mọc vào lúc sáng sớm. Khi mà mặt trời còn chưa ló dạng, loại cỏ tuyệt đẹp này vẫn còn đang khoác lên mình những giọt sương sớm long lanh và trắng ngần. 

Từ xa, du khách sẽ nhìn thấy những đám cỏ này trông như những hoa bông tuyết trắng đang e ấp khoe mình dưới cái khí trời có chút se lạnh của Đà Lạt. Cũng chính vì như vậy, cái tên “đồi cỏ tuyết” đã ra đời. 

Đồi cỏ tuyết thường xuất hiện vào lúc sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn chưa ló dạng (Nguồn: Internet)
Đồi cỏ tuyết thường xuất hiện vào lúc sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn chưa ló dạng (Nguồn: Internet)

Đồi cỏ hồng

Khi ánh bình minh bắt đầu len lỏi và chiếu rọi vào không gian nơi đây, những giọt sương mai đọng trên loài cỏ này dần dần tan biến như bong bóng nước. Lúc này, loại cỏ nhỏ xinh đẹp mới bắt đầu để lộ màu sắc thật sự của mình – sắc hồng phấn ngọt ngào khiến ai cũng cảm thấy “tan chảy” khi nhìn ngắm. Dưới ánh nắng vàng ươm dịu nhẹ của buổi sáng, nơi này bỗng chốc hóa thành chốn “bồng lai tiên cảnh”. 

Khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ, dịu dàng và ủy mị, ghi dấu ấn trong lòng du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi check in đồi cỏ hồng, chắc chắn du khách sẽ có những bức ảnh độc đáo và đặc sắc. Vì dù cho du khách có “setup” góc máy ở khu vực nào tại địa điểm này, thì cũng cho ra được những tấm ảnh có background tuyệt đẹp. Chính vì lý do này, hằng năm, cứ vào mùa cỏ hồng xuất hiện, hàng nghìn du khách lại tìm đến đây và cùng nhau chụp lại những khoảnh khắc ấn tượng để lưu giữ kỉ niệm cùng người thân và bạn bè với loài cỏ nhỏ xinh xắn này. 

Vẻ đẹp ngây ngất lòng người của đồi cỏ hồng (Nguồn: Internet)
Vẻ đẹp ngây ngất lòng người của đồi cỏ hồng (Nguồn: Internet)

Đồi cỏ hồng Đà Lạt xuất hiện vào tháng mấy?

Mặc dù là địa điểm “hot hit” tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt, nhưng không phải lúc nào du khách cũng có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của loài cỏ hồng này. Vậy, đồi cỏ hồng Đà Lạt tháng mấy thì xuất hiện? 

Theo như những lời chia sẻ của người dân địa phương, loại cỏ này có thời gian sinh trưởng giống như những bông hoa dã quỳ, tức là thường nở rộ vào những ngày đầu tiên của tháng 11 và dần “biến mất” vào tháng 12 hằng năm. Vì vậy, nếu du khách trót đem lòng yêu mến sắc hồng ngây ngô của loại cỏ này, còn chần chừ gì nữa mà không sắp xếp thời gian, xách balo lên và đi đến đây thôi nào!

Mùa cỏ hồng thường xuất hiện vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 12 (Nguồn: Internet)
Mùa cỏ hồng thường xuất hiện vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 12 (Nguồn: Internet)

Dâu tây Đà Lạt từ lâu đã trở thành “đặc sản” mà bất cứ ai cũng đều mặc định mua làm quà mỗi lần ghé thăm Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố Cao Nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Hiện nay, tại Đà Lạt có khá nhiều giống dâu tây được trồng (cả ngoài trời và canh tác trong nhà kính).

50652409_350668308851577_7093545574934249472_n
dau-tay-da-lat-1
dâu tây đà lạt

Dâu tây Đà Lạt, giống Mỹ Đá

Quy trình hái dâu và vận chuyển:

  • Dâu tây được hái từ sáng sớm, khoảng từ 5h30 đến 07h
  • Chọn lựa những trái to, đều, đẹp rồi đóng hộp: 500gr, 1kg, 2kg hoặc theo yêu cầu
  • Vận chuyển bằng xe đông lạnh về các tỉnh trong ngày.

Bảo quản: Vì được trồng và chăm sóc theo kỹ thuật sạch và an toàn cho người sử dụng nên dâu tây Đà Lạt không được phép sử dụng các chất bảo quản trước khi tới tay người tiêu dùng và cũng hạn chế phun thuốc sâu và cấm các loại thuốc kích thích mau lớn và mau chín nên thời gian bảo quản khá ngắn, chỉ từ 2-3 ngày trong điều kiện 15 độ C. Trong điều kiện nắng nóng, sau 1 ngày được hái xuống, trái dâu xuất hiện hiện tượng héo cuống, khô vỏ và thâm. Dâu tây Đà Lạt giống Mỹ Đá có vị chua thanh tự nhiên, khi ăn mềm dai và có mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết.

vuon-dau-tay (4)
z1598886457352_3184bdbd9b0258cc24cd8c1230c6ca68

Vườn dâu tây ngoài trời, giống dâu Mỹ Đá

Ngày nay, nhiều du khách thích đến Đà Lạt chỉ với một lý do duy nhất: hái Dâu tây! Thú vui được tận mắt chiêm ngưỡng vườn dâu xanh mát, trĩu quả, tận tay hái từng quả dây, rồi tiện thể “check in” đã trở thành trào lưu trong giới trẻ hiện đại. Tác dụng của dâu tây đối với sức khỏe và sắc đẹp thì khỏi phải bàn rồi bởi hiếm có loại quả tươi nào lại vừa tốt cho sức khỏe, lại vừa là liệu thuốc vô cùng hiệu quả cho việc làm đẹp dành cho phái nữ.

Hoa dã quỳ Đà Lạt một loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu thủy chung và sức sống mạnh mẽ. Đến Đà Lạt vào khoảng thời gian cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 là bạn sẽ bắt gặp những cung đường, những khu đồi ngập tràn trong sắc vàng của hoa dã quỳ.

Đà Lạt vào những ngày đầu thu và cũng bắt đầu mùa khô, thời tiết nắng ấm càng làm thắm màu vàng tươi của loài hoa nổi tiếng này. Thời gian này người người nhà nhà rủ nhau đi ngắm hoa. Và những bức ảnh chụp đường hoa dã quỳ hay nguyên một quả đồi hoa chắc chắn bạn đã từng thấy qua một lần rồi. Đẹp tuyệt vời!

Nguồn gốc của hoa dã quỳ ở Đà Lạt

Hoa dã quỳ hay còn gọi với nhiều cái tên khác như: cúc quỳ, sơn quỳ, hướng dương dại, hướng dương Mexico hay cúc Nitobe.  Đây là một loài thực vật trong họ Cúc, cây thường mọc thành bụi cao 2 – 3m.

Dã quỳ thường mọc đơn hoặc kết thành chùm, một bông hoa thường có 13 cánh. Những cánh hoa mỏng, dài với màu vàng rực rỡ, mang nét đẹp kết hợp giữa hoa cúc vàng và hoa hướng dương. Hoa dã quỳ có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico.

Hoa dã quỳ có đặc điểm mọc thành chùm hoặc mọc đơn với sắc vàng rực rỡ

Hoa dã quỳ ở Đà Lạt được người Pháp (thời Pháp thuộc) nhập về trồng ở các đồn điền, nhằm làm phân xanh cho cây trồng. Nhờ hạt dễ phát tán và điều kiện khí hậu thuận lợi nên hoa dã quỳ phát triển rất tốt ở Đà Lạt.

Nguồn gốc hoa dã quỳ ở Đà Lạt
Hoa dã quỳ ở Đà Lạt được người Pháp du nhập vào để trồng ở các đồn điền, nhằm làm phân xanh

Với vẻ đẹp cuốn hút và sức sống mãnh liệt, hoa dã quỳ đã trở thành một biểu tượng cho thành phố Đà Lạt. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh bông hoa dã quỳ khổng lồ và hoa Atiso ngay tại quảng trường Lâm Viên.

Ý nghĩa của loài hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ Đà Lạt là loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu thủy chung và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, kiên cường không bị khuất phục.

Hoa dã quỳ mọc khắp mọi nơi ở thành phố, có thể sống trên những vùng đất khô cằn sỏi đá. Sau một mùa mưa tầm tã thì những bông hoa dã quỳ lại đua nhau nỡ, làm rực vàng cả một khu đồi hay những cung đường. Điều đó như một biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt không ngại gian khó.

Ý nghĩa của hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu thủy chung và sức sống mạnh mẽ

Hoa dã quỳ ở Đà Lạt còn ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu thủy chung, qua câu chuyện sự tích về tình yêu giữa chàng K’lang và nàng H’limh.

Sự tích về loài hoa dã quỳ ở Đà Lạt

Có một câu chuyện truyền miệng rằng: Ngày xưa có một cặp vợ chồng tên là K’lang và H’limh, hai người yêu nhau tha thiết và sống bên nhau rất hạnh phúc.

Cho đến một ngày, chàng K’lang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng bắt giữ trong một lần đi săn. Để bảo vệ cho chồng, nàng H’limh đã lấy thân mình ngăn những chiếc giáo sắc nhọn của kẻ thù.

Nàng không qua khỏi và nơi nàng ngã xuống mọc lên những bông hoa dã quỳ mỏng manh nhưng sức sống mãnh liệt.

Sự tích hoa dã quỳ Đà Lạt
Hoa dã quỳ loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu thủy chung qua câu chuyện sự tích giữa chàng K’lang và nàng H’limh

Chính vì vậy dã quỳ đại diện cho tình yêu mong manh nhưng rất mãnh liệt của cô gái dành cho chàng trai. Nếu được bạn nữ nào tặng một bông hoa dã quỳ thì bạn phải biết cô ấy đang thầm yêu bạn đấy.

Top 5 địa điểm ngắm hoa dã quỳ Đà Lạt đẹp nhất

Mỗi năm, các vườn hoa dã quỳ Đà Lạt đã thu hút hàng trăm khách du lịch đến thưởng ngoạn. Dù Đà Lạt sở hữu trăm ngàn loài hoa đẹp, quý phái. Thế nhưng du khách không thể quên sắc vàng đầy hoài niệm của hoa dã quỳ. Để đáp ứng tình yêu của du khách dành cho loài hoa này. Sau đây là gợi ý 5 điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất Đà Lạt.

Cung đường Cam Ly – Vạn Thành – đèo Tà Nung – Thác Voi

Nếu có cuộc bầu chọn cho điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất, cung đường từ vườn hoa Vạn Thành đến Thác Voi chính là sự lựa chọn hàng đầu. Vào tháng 10 hàng năm, cả cung đường sẽ được bao phủ bằng màu vàng cam rực rỡ của hoa dã quỳ. 

hoa dã quỳ đà lạt - cung đường cam ly

Du khách có thể di chuyển bằng xe máy đến các cung đường hoa dã quỳ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Dọc khắp hai lối đi bên đường, du khách có thể check-in, tạo dáng pose thỏa thích. Sự hòa quyện giữa sắc vàng rực rỡ của hoa và tia nắng ấm, bạn sẽ có bức ảnh “check-in” đẹp siêu thực.

Cung đường Trại Mát – cầu Đất – Dran – Đơn Phương

Từ hướng Trại Mát – Cầu Đất cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30km. Đến đây du khách không chỉ có cơ hội “săn ảnh” hoa dã quỳ mà còn được khám phá đồi chè Cầu Đất bạt ngàn.

Sau đó, bạn cũng có thể nhâm nhi tách cà phê nóng hổi thư giãn để ngắm nhìn ngàn hoa dã quỳ đang khoe sắc. 

Điểm đến tiếp theo trên cùng tuyến đường là đèo Dran về hướng Đơn Phương – Phi Nôm. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng đồi hoa dã quỳ vàng rực trên khắp các nẻo đường.

Cung đường tuyến Dinh 3 – hồ Tuyền Lâm – hầm Đất Sét

Hãy khởi hành chuyến “săn hoa” từ Dinh 3 (trên đường Triệu Quang Phục, Phường 5). Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hàng ngàn hoa dã quỹ trải dài khắp hai lối đường. Tiếp tục hành trình là đến ngã ba rẽ vào đường hầm Đất Sét. Du khách sẽ nhìn thấy một đường hoa nối dài đến hồ Tuyền Lâm.

hoa dã quỳ đà lạt - tuyến đường dinh 3

Sắc vàng rực rỡ của dã quỳ bao phủ cả khu vườn rộng lớn tạo nên bức tranh tiên cảnh tuyệt đẹp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đến hồ Tuyền Lâm, du khách vừa có thể check-in, ngắm hoa vừa tham quan Thiền Viện Trúc Lâm nổi tiếng. Chi phí vào cửa Dinh 3 cũng tương đối rẻ, chỉ khoảng 30.000 đồng/người. 

Trung tâm thành phố

Không cần phải tìm kiếm hoa dã quỳ đâu xa, du khách cũng có thể đến trung tâm thành phố để ngắm hoa. Vào mỗi mùa hoa dã quỳ Đà Lạt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng dãy hoa dã quỳ trải dài miên man khắp mọi góc phố. Tuy hoa ở thành phố thường đẹp hơn các cung đường nhưng lại không nở nhiều.

Một số điểm check-in hoa dã quỳ tuyệt đẹp ở trung tâm thành phố như: Đại học Đà Lạt, đường Phạm Hồng Thái, đường vào Chủng viện Minh Hòa.

Cung đường Tu Tra – Bồng Lai – Đà Lạt Milk

Nếu bạn đang tìm kiếm cánh đồng hoa dã quỳ vàng rực, cung đường này chính là điểm check-in không thể hoàn hảo hơn. Với phông nền lãng mạn, nên thơ, du khách có thể cho ra đời những bức tranh “ngàn like” đẹp tựa thước phim quay chậm.

hao dã quỳ đà lạt - Cung đường Tu Tra - Bồng Lai - Đà Lạt Milk

Lạc vào cánh đồng hoa dã quỳ để tận hưởng khí trời trong lành, trăm hoa đua nở (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, bạn sẽ bắt gặp những loài hoa khác nhau đang thi nhau đua nở cùng sắc vàng của hoa dã quỳ như: Cẩm tú cầu, cỏ tuyết, cánh bướm… Tất cả đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đầy màu sắc. Đến cung đường này, du khách như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh tuyệt đẹp.

Sống chậm ở Dran – Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên

Tuy chỉ cách TP. Đà Lạt 40 km, thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là một nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim – nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Nếu là một người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Sống chậm ở Dran - Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên
Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N)

Dran là tên gọi do người Pháp đặt. Thị trấn có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm giữa hai con đèo dài là Dran và Ngoạn Mục. Do đó, Dran được ví là thị trấn lưng đèo.

Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N)
Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N)

Bạn có thể đến thị trấn Dran bằng nhiều cách. Nếu ở Đà Lạt có thể đi xuống Dran theo hướng về Trại Mát, Cầu Đất và vượt đèo Dran. Đây là cung đường đẹp bậc nhất ở vùng ngoại ô Đà Lạt. Nếu từ TPHCM thì đi theo hướng Đức Trọng, rẽ qua Đạ Ròn – Lạc Xuân, băng qua vùng trồng rau củ lớn nhất của Lâm Đồng. Từ TP Phan Rang đi theo hướng đèo Ngoạn Mục gặp những đoạn đường uốn lượn đúng như cái tên của nó.

Đèo Dran với những đoạn cong uốn lượn (ảnh K.Q)
Đèo Dran với những đoạn cong uốn lượn (ảnh K.Q)

Đèo Dran là nơi lý tưởng nhất để du khách có thể nhìn được toàn cảnh thị trấn Dran nhỏ bé, hiền hòa nằm im lìm bên đập thủy điện Đa Nhim xanh biếc, đẹp như một hòn ngọc bích. Những người lớn tuổi ở thị trấn Dran kể rằng, ngày xưa, lòng hồ Đa Nhim (khi chưa xây dựng) từng là vùng đất bằng phẳng, có một ngôi làng rất đông vui tên là Lập La. Sau đó, chính quyền phải di tản làng Lập La về xã Ka Đô (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) để xây dựng hồ thủy điện – dự kiến là thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hồi ấy. Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong đập thủy điện, vùng đất xung quanh vẫn còn trống rất nhiều. Người dân Nam – Nghĩa – Phú – Bình mới di tản vào đây sống. Đó là cụm danh từ chỉ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định bây giờ. Do vậy, dân cư ở Dran hiện nay đa phần là người miền Trung. Họ mang theo tính cách khẳng khái, tiếng nói, văn hóa và ẩm thực quê mình vào đây.

Một ngôi nhà gỗ cổ ở Dran (ảnh Eric Phương)
Một ngôi nhà gỗ cổ ở Dran (ảnh Eric Phương)

Dran có dân số khiêm tốn, đa phần mọi người trong thị trấn đều biết nhau. Người dân địa phương vô cùng đôn hậu, thân thiện. Đặc biệt, những người lớn tuổi ở Dran rất thích những cuộc gặp gỡ, trò chuyện, họ sẵn sàng dành cả ngày để kể về thị trấn nhỏ của mình bằng sự tự hào vốn có. Thị trấn Dran quá nhỏ, chưa phát triển du lịch nên không nhiều khách sạn để ở lại, bạn còn có thể xin ở trọ nhà người dân và có cơ hội tham quan vườn rau củ, vườn hồng, chuối, thơm, quýt – những đặc sản xứ Dran đồng thời trải nghiệm cuộc sống giản dị, đời thường.

Đền Càng Rang - ngôi đền trăm tuổi ở Dran (ảnh K.Q)
Đền Càng Rang – ngôi đền trăm tuổi ở Dran (ảnh K.Q)

Không có nhiều địa điểm du lịch, check – in như Đà Lạt, tuy nhiên, thị trấn cổ này vô cùng thu hút vì vẫn còn lưu dấu tích của những công trình trăm năm gắn với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt như: dấu tích cầu sắt Dran, đền Càng Rang lưu bút tích vua Duy Tân, dấu tích nhà ga tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt… Những ngôi nhà gỗ kiểu cổ xưa xen kẽ những tòa biệt thự cổ kính đặc trưng kiến trúc phương Tây cũng tạo nên nét hoài cổ, lãng mạn của thị trấn nhỏ.

Họa sĩ Đinh Cường và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng có thời gian sinh sống ở đây và Dran tạo ra niềm cảm hứng sáng tác bất tận cho hai nghệ sĩ tài danh. Họa sĩ Đinh Cường từng có những dòng thể hiện nỗi nhớ thương, gắn bó với thị trấn nhỏ này: “Nhớ khói lam chiều lan xa trên sườn núi/ những đoạn đường đèo hoang vu trên Đơn Dương/ tiếng lục lạc của chiếc xe thồ cũ kỹ/ móng ngựa mòn rơi trên đường/ và bạn tôi không còn cùng tôi”.

Không xinh đẹp nổi bật như Đà Lạt hay thơ mộng như B’Lao, Dran còn chút hoang sơ của núi đồi, của những ngọn lau trắng bạt ngàn, làn gió lành lạnh rất nghệ sĩ mang đến vẻ gì đó vô cùng đặc biệt cho người ghé thăm. Sự bình yên, hoài cổ và man mác buồn, đủ để khơi dậy cảm hứng cho những tâm hồn lãng mạn.

SỰ HÌNH THÀNH DRAN

Năm 1898 toàn quyền Pháp là Paul Doumer lập tỉnh. Đồng Nai Thượng bao gồm 1 vùng đất rộng: Nam giáp sông La Ngà thuộc tỉnh Đồng Nai. Bắc giáp vùng núi đồi Khánh Dương ( Nha Trang ). Đông giáp vùng núi rừng Phan Rang, Phan Thiết. Tây giáp sông Krong No và vùng núi đồi Buôn Mê Thuột.

Tỉnh được chia thành 3 huyện: huyện Blao ( Bảo Lộc bây giờ), huyện Djiring ( thêm 1 phần rừng Tánh Linh, Phan Thiết)., huyện Dran ( Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà)

Năm 1916 toàn quyền Pháp là Ernest Roumé đổi Tỉnh Đồng Nai Thượng thành Tỉnh Lâm Viên, đồng thời thành lập thị xã Dalat, tách rời rừng Tánh Linh. Bấy giờ trung tâm tỉnh vẫn đặt tại Djiring

Năm 1922 toàn quyền Maurice Long và vua Khải Định đổi tỉnh Lâm Viên thành tỉnh Đồng Nai Thượng trở lại.

Từ năm 1950 tới năm 1955 tỉnh Đồng Nai Thượng + tỉnh Ban mê Thuột + tỉnh Kontum + tỉnh Pleiku được nhập vào đất ” Hoàng Triều Cương Thổ”, thủ đô là Đà Lat, được cai trị bởi quốc trưởng Bảo Đại cho tới khi ông thoái vị vào năm 1955.

Năm 1958 tổng thống Ngô Đình Diệm tách tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng ( thị xã Blao, quận Di Linh, các vùng phụ cận) và Tỉnh Tuyên Đức ( quận Đức Trọng, quận Đơn Dương, quận Lạc Dương và thị xã Dalat).

Như vậy xứ Dran xuất hiện từ 1898 rồi 1958 thành Đơn Dương, nhưng trong lòng dân bản xứ vẫn thích gọi là DRAN.❤ ( Còn tiếp)

P/S 1 số ảnh xin phép được share từ Nguyen Tan Dai , Hanh Phan và 1 số tác giả khác. Xin cám ơn????

Dran đẹp như từng thước phim, cách Đà Lạt 35 km

Những rừng thông xanh rì, ngôi nhà gỗ trong sương, những vườn hồng chín vàng rực, vườn quýt trĩu cành, mùa hoa dã quỳ thì cả thị trấn vàng rực mê mẩn … Đó là Dran, nơi đẹp như từng thước phim chỉ cách Đà Lạt 35 km.

Những gốc hồng cổ thụ ở Dran cho trái trĩu cành
Cây hồng gắn bó cả một đời với người Dran

Như nhiều thanh niên khác được thị trấn cổ Dran bảo bọc từ ấu thơ, anh chọn lập nghiệp ở quê hương mình với nông sản sạch, bên những vườn hồng, vườn quýt và cùng gia đình nhỏ sống chậm từng khoảnh khắc nơi đây.

Quýt chín trĩu cành trong vườn ở thị trấn cổ Dran
Những sắc màu tuyệt diệu ở Dran

Dran ở độ cao hơn 1.000 m, thời tiết luôn trong lành, khoáng đạt. Thị trấn cổ xinh đẹp, bình yên này chỉ cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 35 km và tới bây giờ vẫn giữ được những mảng xanh tuyệt diệu của thiên nhiên với những rừng thông, rừng cây ăn trái lâu năm.

Những ngôi nhà nhỏ trong rừng cây tuyệt đẹp ở Dran

“Cây hồng không cần chăm sóc, bón phân hay xịt thuốc gì. Cây cứ như thế sống giữa thiên nhiên, tới mùa là cho quả. Cây hồng mạnh mẽ, và trái của hồng cũng là trái cây sạch, trong lành nhất từ thiên nhiên”,

Mùa hoa dã quỳ ở Dran
Dran bình yên trong từng khoảnh khắc